SAPA PRAHA obchodní a kulturní centrum


Přejdi na obsah

Hlavní nabídka:


PORADNA VIET 05.09.2010

INFO VIETNAMSKY

Nová stránka 1

 

 

 

Bạn cũng mang theo tiền mặt khi đi trong châu Âu?

 

Hồi tháng ba năm nay, khi ông N. sang Đức với ý định mua chiếc xe đã qua sử dụng, nhưng rất tốt, ông ta và cả gia đình đều cùng vui mừng chờ mong. Cả em gái cũng cùng đi, nhưng tất cả số tiền chuẩn bị để mua xe ông N. giữ hết trong người. Hành trình diễn ra tốt đẹp, nhưng không xa biên giới với CH Séc, nghĩa là trên lãnmh thổ LB Đức họ bị cảnh sát tuần tra chặn lại. Giấy tờ tuỳ thân đều ổn cả, nhưng sau đó là câu hỏi theo thủ tục, rằng mang theo bao nhiêu tiền? Có thể ban đầu ông N. không hiểu cảnh sát mấy. Nhân viên này cố gắng giải thích với ông ta, rằng theo luật có nghĩa vụ phải thông báo với cảnh sát lượng tiền mặt mang theo người. Ở đây xảy ra sai lầm đầu tiên của ông N. vì cùng với em gái mang theo khoảng 21 nghìn €. Điều này chẳng có gì là xấu, bởi đó là số tiền họ kiếm được hợp pháp, cả gia đình họ đã tiết kiệm để mua xe ô tô mới. Nhưng ông N. không ngờ, rằng mặc dù cả hai nước cùng nằm trong khu vực Schengen, nhưng thanh toán hàng hoá bằng tiền mặt chỉ được tối đa là 15 nghìn €, theo đúng luật qui định và có hiệu lực cả tại CH Séc. Đây là nói đến luật số 253/2008 Sb., về các biện pháp ngăn chặn việc hợp pháp hoá thu nhập có được từ hoạt động tội phạm và cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố. Về nguyên tắc của nó, thì ví dụ chiếc ô tô đó nên được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bởi vì rằng cả doanh nhân Đức buôn bán ô tô khi nhận khoản tiền mặt cao hơn 15 nghìn €, thì chính mình cũng vi phạm pháp luật. Những người từ các nước thứ ba chỉ có thể mang vào EU 10 nghìn € mà không phải thông báo. Nhưng tất cả vấn đề này đến đây chưa chấm dứt. Phức tạp lớn nhất nảy sinh, khi ai đó trả lời với cảnh sát, là hoàn toàn không có tiền mặt mang theo người. Mạo hiểm là ở chỗ, tất cả tiền mặt sẽ bị thu giữ. Ông N. nói với cảnh sát, là không mang theo người lượng tiền mặt lớn. Nhưng khi kiểm tra lại tìm thấy 21 nghìn € và vì thế ông N. bị rơi vào tình thế rất nghiêm trọng.

Ông ta có nghĩa vụ phải khai báo với cảnh sát, hoặc hải quan khi bị kiểm tra, rằng có mang tiền mặt theo người và số lượng bao nhiêu. Khi vận chuyển số lượng cao hơn 10 nghìn € thì mỗi công dân phải có nghĩa vụ khai báo thành khẩn- hình thức này gọi là kê khai miệng. Cũng may là cảnh sát không tịch thu của ông ta toàn bộ số tiền mặt, nhưng phạt 2500€ và lấy luôn từ số tiền ông ta mang theo người.

 Ngay sau khi trở về Praha, ông N. đã liên hệ với chúng tôi, với đề nghị hỗ trợ giải quyết vướng mắc của mình với chính quyền Đức. Nhờ có sự can thiệp nhanh chóng của đối tác chúng tôi- văn phòng luật sư tại Dresden, tuần trước ông N. đã nhận được thư từ Cục thuế Trung ương Đức, thông báo rằng mức phạt đã được tính lại chỉ 600€ và vì vậy 1900€ sẽ được gửi trả lại vào tài khoản ngân hàng.

 Nhưng không phải ai cũng gặp may như vậy. Sai lầm lớn nhất, là khi có ai gặp những chuyện tương tự như vậy ở nước ngoài hay va chạm với pháp luật bằng hình thức nào đó, cứ để nguyên như vậy và chỉ bắt đầu tìm sự hỗ trợ giúp đỡ khi đã qua hết thời hạn có thể khiếu nại. Muộn như vậy thì phần nhiều không còn giúp được gì.

 Theo qui định hiện hành có hiệu lực trong toàn EU, thì thanh toán bằng tiền mặt số lượng cao hơn 15 nghìn € là phạm pháp. Cả người trả lẫn người nhận, nếu như không phải thuộc các trường hợp ngoại lệ của luật, thì đều đã vị phạm pháp luật. Tốt nhất các bạn hãy thông báo thật ngay với cảnh sát hay hải quan, thì cả trong trường hợp các bạn pháp luật vẫn còn cơ hội cao hơn. Việc thanh toán cao hơn 15 nghìn € bao giờ cũng nên thực hiện bằng chuyển khoản.

 Nếu như các bạn cũng lâm vào tình huống như của ông N. thì đừng ngần ngại liên lạc ngay với chúng tôi theo số điện thoại: +420728840731- tiếng Việt hay +420728257950- tiếng Séc hoặc +420608441033- tiếng Đức. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ các bạn.

 


Zpět na obsah | Zpět na hlavní nabídku